Bài Viết


Để Ước Mơ Thành Công Trở Thành Hiện Thực

Bạn đừng để ý chí và lòng quyết tâm của mình bị lung lay chỉ vì những lần vấp ngã. Cơ hội thành công chia đều cho tất cả những ai luôn biết nuôi dưỡng ước mơ và yêu quý cuộc sống tươi đẹp này.

Mơ ước của bạn sẽ trở thành hiện thực nếu bạn thử áp dụng những bước sau:

1. Khát vọng: Để thành công, trước hết bạn phải có khát vọng. Khi bạn sống có mục đích, đam mê và không ngừng quyết tâm biến chúng trở thành hiện thực, bạn sẽ thành công. Napoleon Hill, trong cuốn sách ghi lại bước ngoặt cuộc sống của ông “Think and Grow Rich” (Suy nghĩ và làm giầu) đã nói đúng: Khởi nguồn của mọi thành công trong cuộc sống chính là khát vọng. Bạn nên luôn luôn ghi nhớ điều đó trong tâm trí mình. Khát vọng yếu ớt chỉ đem đến những kết quả không mấy tốt đẹp, thậm chí không như mong đợi, cũng giống như một ngọn lửa nhỏ không thể xua tan băng giá mùa đông. Vì vậy, việc đầu tiên bạn phải làm để đi đến thành công đó là: Xác định mục tiêu và khát vọng biến mục tiêu trở thành hiện thực.

2. Suy nghĩ tích cực: Lee Iacocca nói rằng: “Điều vĩ đại nhất mà tôi khám phá ra đó là: Con người có thể thay đổi cuộc sống của mình nếu họ biết thay đổi cách suy nghĩ”. Hãy suy nghĩ tích cực, tin là mình sẽ thực hiện những mục tiêu đã đề ra, bạn sẽ sớm thành công.

3. Lập kế hoạch: Lên kế hoạch và từng bước thực hiện kế hoạch là điều vô cùng quan trọng. Xác định được những công việc cần phải làm chính là bạn đã nắm được chiếc chìa khoá vạn năng mở ra cánh cửa của thành công trong tương lai. Stephen Covey cho rằng: “Tất cả những gì bạn phải làm để đạt được mục tiêu chỉ gồm 2 điều. Thứ nhất: Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện mục tiêu, đó là tất cả những gì bạn phải nghĩ trước khi bắt tay vào hành động biến giấc mơ thành hiện thực. Thứ hai: Hàng ngày bạn thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra, và trước khi đi ngủ đừng quên “kiểm điểm” xem mình đã hoàn thành kế hoạch chưa?” Thành công sẽ dần dần đến với bạn nếu bạn có một kế hoạch đúng đắn và có ý chí thực hiện những gì đã đặt ra.

4. Luôn viết ra mục tiêu mình cần phải đạt được: Đó là cách tốt nhất để bạn luôn ghi nhớ bản cam kết với chính mình: Sẽ quyết tâm hoàn thành mục tiêu đó. Lee Iacocca nói rằng: “Viết ra những gì mình muốn làm là hành động đầu tiên biến chúng thành hiện thực”. Khi viết ra mục tiêu, kế hoạch công việc, và những gì làm được hoặc chưa làm được bạn sẽ luôn ghi nhớ những gì mình cần làm và sẽ ít khi bạn đi “chệch đường ray” hơn. Có biết bao nhiêu điều bạn muốn làm trong cuộc sống này, và cũng có bao nhiêu khó khăn cản trở bạn trên bước đường thành công, vì vậy luôn nhớ trong đầu mục tiêu mình cần thực hiện là một cách rút ngắn khoảng cách đi tới thành công.

5. Dành thời gian kiểm tra tiến độ công việc: Nếu bạn không dành thời gian xem lại tiến độ thực hiện công việc thì bạn sẽ không biết mình đang ở đâu, đã làm được gì, chưa làm được gì và cần tăng tốc để về đích như thế nào. Bạn có thể rất lạc quan vì vừa hoàn thành xong một số bước quan trọng và đang nhìn thấy tương lai tốt đẹp phía trước, bạn có quyền tự thưởng cho mình sau mỗi thành công ấy, nhưng đừng để kéo dài quá, bởi bạn sẽ rất có thể ngủ quên trên chiến thắng và những bước tiếp theo bạn sẽ đi sai hướng, và khó đi đến đích cuối cùng. Vì vậy, bạn đừng quên dành khoảng thời gian nhất định để kiểm tra lại tiến độ công việc. Lập thời gian biểu kiểm tra tiến độ công việc là một cách đi tới thành công

6. Không nản chí: Bạn phải chắc chắn rằng bạn vẫn đang trên con đường chinh phục thử thách, biến ước mơ thành hiện thực. Nếu bạn chưa đạt được những gì đã đề ra, bạn cũng đừng để ý chí của mình phôi pha theo năm tháng, hãy tìm ra nguyên nhân vì sao mình chưa hoàn thành công việc và tìm cách vượt qua khó khăn. Nơi nào có ý chí, nơi ấy có con đường là vì vậy.

Sáu bước trên mới xem qua thì dường như đơn giản, nhưng những điều tưởng như đơn giản dễ bị bỏ qua ấy lại rất quan trọng. Nếu muốn vươn tới thành công, bạn đừng bỏ quên những bước đi cơ bản đó. Chúc bạn may mắn!

Cà Phê Trung Nguyên - Giấc Mơ Từ Làng Quê Nghèo



Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.

Giấc mơ từ làng quê nghèo


Hồi ức về những ngày tháng khởi nghiệp đầy lận đận và gian khó của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên. "Tôi có thể nói không sợ quá lời rằng sự xuất hiện của Trung Nguyên đã mang lại một không khí thưởng thức cà phê mới tại Việt Nam, và ở nhiều nơi trên thế giới giờ đây nói đến cà phê Việt Nam là người ta đều biết tới thương hiệu Trung Nguyên.



Tuổi thơ thời đi học của tôi là cảnh lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km trong suốt chín năm, ngày nắng cũng như mưa. Niềm vui trên con đường dài đến trường và về nhà là khi đi ngang qua trạm thuế vụ, thỉnh thoảng có được quả chuối chín hoặc vài củ khoai lang ăn sống của những người buôn bán tốt bụng cho.

Vui nhất là khi có thể quá giang phía sau chiếc xe chở gạch về nhà khi đôi chân đã muốn quị vì lội bộ. Năm tôi vào lớp 10, gia đình mua cho chiếc xe đạp cũ để lên Buôn Ma Thuột đi học.

Năm 1990, tôi thi đậu Đại học Y khoa Tây nguyên; từ xã Madrăk hẻo lánh, mẹ tôi phải bán đi nhiều tạ lúa và nhiều thứ khác trong nhà để tôi lên Buôn Ma Thuột nhập học. Những ngày học ở trường y, lúc nào tôi cũng trăn trở về công việc và cuộc sống của người thầy thuốc. Càng học lên, điều đó càng bứt rứt trong lòng tôi. Muốn có cuộc sống khấm khá hơn, phần nhiều những người học y chúng tôi đã quên lời thề Hippocrate. Xót xa quá! Và với tôi, cách tốt nhất không vi phạm lời thề là... bỏ nó luôn, làm việc khác. Nhưng làm gì đây?

Làm gì ở tuổi 22 tôi chưa biết được. Nhưng luôn thiêu đốt tôi là phải làm được điều gì đó để đổi đời, không thể nghèo mãi được. Mẹ tôi lam lũ quanh năm đầu tắt mặt tối, suốt ngày mặt người lẫn trong ruộng rau lang, chiếc nón cũ hiếm khi rời khỏi đầu. Tôi luôn hình dung lại được cảnh mẹ tôi nặng nhọc bưng từng chồng gạch, hay tất tả chạy ra ruộng rau lang hái đọt non đem bán kiếm miếng ăn cho cả nhà.

Mẹ tôi nghĩ cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng tôi là số mệnh ở trời. Mỗi lần tôi về thăm nhà thì mẹ tôi vừa vui vừa lo. Vui vì có con trai về thăm nhà và lo vì khi tôi rời nhà, bà cụ phải chạy vạy một hai trăm ngàn cho tôi làm lộ phí đến trường. Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh!

Tôi ở trọ tại Buôn Ma Thuột và làm công luôn cho nhà trọ này: làm cỏ, hái cà phê, đem cơm nước cho nhân công ở rẫy... Ngày còn bé ở làng, tôi đã thạo hết những việc này.

“Đạp tung giường chiếu hẹp”

Tôi luôn nghĩ về những người trồng cà phê, làm vườn lam lũ như bố mẹ tôi. Tôi biết cà phê rất có giá nhưng không biết vì sao người trồng cà phê lại rất nghèo. Nhưng người trồng cà phê vẫn nhẫn nại mỗi ngày cháy da trên nương rẫy, như mẹ tôi, không lời thở than. Tôi không chịu được vậy. Nghĩ tới sự cam chịu là huyết quản tôi sôi sùng sục. Miếng ăn lúc đó đối với tôi không quan trọng bằng suy nghĩ phải sống như thế nào.

Mẹ tôi đã khóc gần như hết nước mắt khi tôi quyết định dứt áo ra đi. Nhiều bạn trong lớp bảo tôi... không bình thường, chỉ có ba người bạn có thể hiểu và chia sẻ được những điều tôi nghĩ – đó là không chấp nhận “ngủ trong giường chiếu hẹp, mơ những giấc mơ con”. Đám bạn vét hết tiền trong túi nhét cho tôi được gần 100.000 đồng.

Tôi ra bến xe đi vào Sài Gòn với một mảnh giấy nhỏ ba tôi ghi tên người chú và địa chỉ nhà ở khu vực Tạ Thu Thâu. 6 giờ sáng, đến bến xe miền Đông, trong túi tôi còn đúng 20.000 đồng. Gọi một ly cà phê vỉa hè 2.000 đồng, tôi ngồi nhâm nhi và mở to mắt nhìn Sài Gòn cho biết. Thành phố to quá, ngoài sự tưởng tượng của tôi. Tôi có cảm giác mình đã bước sang một thế giới hoàn toàn khác...

Quay lại giảng đường Đại học!

Chú tôi người Đà Nẵng, vào sống ở Sài Gòn đã lâu. Tôi chưa từng gặp mặt ông và dĩ nhiên ông cũng không thể biết có một đứa cháu là tôi. Mãi đến trưa chú tôi vẫn chưa về. Mệt, đói và buồn ngủ khủng khiếp. Tôi chỉ còn hơn 10.000 đồng, không thể phung phí được. Sau này, thỉnh thoảng tôi vẫn tìm lại cái góc nhà nơi mình đã ngồi lần đầu tiên khi đặt chân đến Sài Gòn.

May sao quá trưa thì có người bà con từ Đà Nẵng vào. Thím tôi báo vụ việc với người bà con và tôi được gọi vào nhà. Việc đầu tiên là đánh một giấc tới xế chiều. Mở mắt ra đã thấy chú tôi đợi sẵn. Hai chú cháu hàn huyên tâm sự. Tôi bày tỏ nỗi lòng của mình: một, quyết đi không trở lại; hai, việc gì cũng làm; ba, phải đổi đời. Tôi kể với chú những điều tôi nung nấu. Về chuyện nghèo là nhục. Về chuyện ba tôi bệnh mà cả dòng tộc không thể đào đâu ra đủ 2 triệu đồng…

Chú tôi nghe tất cả nhưng rồi “gút”: “Tất cả những điều cháu nung nấu đều đúng nhưng không phải lúc này. Việc lúc này là học cho xong cái đã”. Cuối cùng ông hứa: học cho xong đi rồi xuống Sài Gòn ông giúp cho làm ăn. Còn trước mắt cứ ở chơi, chừng nào chán thì về. Tôi ở đúng 10 ngày thì đầu óc dịu lại, nghĩ đến việc phải về tiếp tục học.

Hôm về, chú mua cho vé máy bay. Lần đầu tiên bay lên bầu trời, tôi đã sớm có mơ ước được bay đi khắp thế giới. Từ trên cao nhìn xuống mới thấy chuyện trần gian khổ nhọc sao mà nhỏ bé, tôi thấy bình tâm hơn trước dù những khao khát vẫn đang sùng sục trong huyết quản. Tôi trở lại giảng đường đại học để bắt đầu con đường riêng.

Lận đận trong khởi nghiệp

Tôi có ba đứa bạn rất thân cùng phòng trọ. Có lẽ là đứa nghèo nhất trong đám nên tôi cũng là người sùng sục trước nhất về chuyện phải làm ra tiền, phải làm giàu. Tôi nghĩ: Tại sao nông dân trồng cà phê vẫn nghèo trong khi trên thế giới có quốc gia không trồng được cây cà phê nào vẫn giàu vì cà phê? Tại sao cà phê mình chỉ để xuất hạt thô mà không chế biến để xuất khẩu? Bốn thằng chúng tôi cùng chia sẻ suy nghĩ này và hùn tiền lại mua một lò rang cà phê.

Thuận lợi của chúng tôi lúc đó là trong trường có đông sinh viên tứ xứ nên qua họ chúng tôi biết được nơi nào có cà phê ngon. Ở Tuy Hòa có một quán cà phê rất ngon nên ngày nghỉ chúng tôi đi xe đến để hỏi dò bí quyết nơi bà chủ quán. Khi chúng tôi trình bày lý do và nguyện vọng của mình, bà chủ quán thật sự cảm thông với mấy thằng sinh viên khố rách áo ôm. Đêm đến, trở về Buôn Ma Thuột trong chuyến xe khuya, chúng tôi có trong tay bí quyết rang xay cà phê ngon của bà chủ quán tốt bụng.

Ngày khai trương lò rang cà phê, chúng tôi cũng tổ chức cúng để lấy hên, nhưng khi vừa cúng xong thì người bà con của ông chủ nhà về đã hất đổ mọi thứ, cắt bỏ hết dây điện. Chúng tôi đành phải chuyển lò rang đi nơi khác. Lò quay bằng tay, đốt bằng củi, hôm nào rang cà phê, bên dưới là mấy thằng ngồi học bài trên cái gác gỗ như bị nướng trong lò bát quái. Có vài vị hàng xóm sợ có ngày chúng tôi sẽ thiêu rụi nhà họ nên đi báo công an. Thế là một lần nữa lò rang của chúng tôi đành phải dẹp.

Nhưng cũng có người giang tay với chúng tôi. Chúng tôi nhận về mỗi lần vài ba ký, rang, xay, đóng gói và chia nhau đi bỏ mối ở các quán. Sau đó thu tiền lại, trả và mượn tiếp vài ký khác. Logo của những bịch cà phê Trung Nguyên lúc đó là một mũi tên chĩa thẳng lên trời. Hình ảnh đơn giản ấy đã chứa trong đó biết bao khát vọng của tôi.

Thế rồi thương hiệu cà phê Trung Nguyên của nhóm “mấy thằng sinh viên khùng khùng” chúng tôi bắt đầu được chú ý và đã có khách uống cà phê ưa chuộng. Chúng tôi biết tuyển những hạt ngon để làm ra những phin cà phê đậm đà, thơm lừng. Năm 1996, chúng tôi quyết định “bung ra”. Khi “hãng” cà phê Trung Nguyên khai trương bảng hiệu ở cây số 3 (thành phố Buôn Ma Thuột) thì dân cư ở đây ai cũng phì cười trước cái “tổng hành dinh” ọp ẹp phát khiếp ấy! Toàn bộ bảng hiệu của “hãng” đều do chúng tôi bò ra tự vẽ, tự sơn phết cả đêm để kịp sáng mai khai trương. Mà khách hàng ngày khai trương không ai khác chính là những người bạn sinh viên học cùng trường, cùng lớp đến uống chung vui với chúng tôi.

Đó là một sự kiện trọng đại trong đời tôi và lịch sử phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Ngồi trong cái hãng nhỏ bé đáng tự hào của mình ở phố núi, tôi căng mắt nhìn về hướng Sài Gòn.

Trận đầu trong chuyến “viễn chinh” của chúng tôi đến Tp.HCM thảm bại hoàn toàn. Ngồi trên đống đổ nát mà mình dày công gầy dựng và qua đêm ở công viên với những người bạn, tôi cố gắng để không bị sụp đổ lòng tin và vẫn mãnh liệt nghĩ về ngày mai.

Chúng tôi biết Sài Gòn là mảnh đất đầy tiềm năng để kinh doanh cà phê nhưng hiểu rằng mình chưa đủ sức. Kế hoạch mới của chúng tôi là sẽ mở các điểm kinh doanh ở miền Tây, lấy vùng nông thôn rộng lớn này làm hậu thuẫn cho việc kinh doanh của mình để từ đó làm “bàn đạp bao vây” tiến về Sài Gòn.

Chúng tôi tìm được một đối tác ở Long Xuyên để mở lò rang xay chế biến, phân phối cà phê tại miền Tây. Nhưng chỉ sau một vài tháng, cuộc “hôn phối” vụng về này thất bại hoàn toàn. Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác thất trận ê chề khi lục tục cuốn gói với lỉnh kỉnh những lò cà phê quay tay cũ kỹ, ly tách, phin, muỗng... Sự thất bại này giúp tôi rút ra được một bài học: hợp tác làm ăn phải đồng thuận về tư tưởng, về phương thức kinh doanh, và quan trọng nhất là phải chọn đúng đối tác.

Tôi còn nhớ sau khi dọn hết đồ đạc ở Long Xuyên về Sài Gòn, một người bạn chạy chiếc Honda Dame già cỗi đến đón tôi. Chạy đến công viên Bách Tùng Diệp (ngã ba Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lý Tự Trọng, Q.1) thì chiếc xe già gãy làm đôi! Tôi không bao giờ quên hình ảnh chúng tôi qua đêm ở công viên. Mỗi lần đi ngang nơi này, tôi vẫn nhớ như in những cảm xúc của sự thất bại ở Long Xuyên và tình bạn ấm áp dưới gốc đa của buổi tối ngày nào.

Thất bại ở Long Xuyên làm chúng tôi cạn kiệt hoàn toàn về vốn liếng, công việc kinh doanh cà phê ở Buôn Ma Thuột cũng gặp nhiều bế tắc, chỉ cầm cự từng ngày. Vốn liếng đâu để tiếp tục duy trì công việc kinh doanh? Lúc đó, chúng tôi có một người bạn thân đã đi làm và dành dụm mua được một chiếc xe Dream. Thời điểm đó chiếc xe là cả một tài sản lớn của anh. Vậy mà chúng tôi dám ngỏ ý mượn xe đem bán làm vốn kinh doanh. Chúng tôi đặt vấn đề: cho mượn thì coi như đã mất và nếu thành công thì chúng tôi trả lại. Người bạn đồng ý.




Bây giờ tôi có thể đủ sức mua cả ngàn chiếc xe Dream nhưng vẫn không có chiếc xe nào quí giá bằng chiếc xe tình bạn của chúng tôi ngày đó. Có tình bạn vô giá đó tôi mới có được ngày hôm nay.

Từ một quán cà phê miễn phí

Tại thời điểm chúng tôi bắt đầu thăm dò thị trường Sài Gòn, mỗi hãng cà phê đều tài trợ cho một quán kha khá khoảng 5 triệu đồng/tháng - quá hớp đối với tài sản chúng tôi đang có chỉ là chiếc xe máy. Chúng tôi đi tìm những điểm bán cà phê nổi tiếng để học hỏi, tìm hiểu bí quyết chế biến rang xay cà phê ngon và được họ “trải lòng” rất đơn giản - bí quyết chỉ có mấy chữ: 10 triệu đồng.

Ngày 20/8/1998 đi vào lịch sử của cà phê Trung Nguyên khi chúng tôi khai trương quán cà phê đầu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận) với hình thức phục vụ uống cà phê miễn phí trong vòng 10 ngày. Và đó là cú đột phá lịch sử với dân khoái uống cà phê Sài Gòn khi lần đầu tiên có một quán cà phê miễn phí. Có một ông khách khoảng 60 tuổi đến uống và nói với tôi: “Tui uống cà phê ở Sài Gòn đến từng này tuổi nhưng đây là lần đầu tiên được uống cà phê không phải trả tiền”.

Quán đông nghịt suốt ngày đêm vì người ta truyền miệng nhau. Chúng tôi và mấy người bạn phục vụ suốt ngày đêm đến nỗi nói không ra tiếng mà trong lòng thì vui không thể tả. Chúng tôi đã định hình Trung Nguyên là quán cà phê mà khách hàng có thể mua hàng, uống cà phê đối chứng bằng cách đưa ra rất nhiều loại cà phê để khách chọn lựa và hướng dẫn cách thưởng thức cà phê “theo kiểu Trung Nguyên”.

Điều khác biệt nhất của Trung Nguyên đối với tất cả các quán cà phê tại thời điểm đó là chúng tôi giúp cho khách hàng thấy được “chất” của cà phê, thấy được sự khác biệt đặc trưng giữa cà phê Robusta và Arabica, giữa Culi Robusta và cà phê Sẻ, cà phê Chồn...

Quán cà phê này vẫn duy trì hoạt động ở địa điểm cũ nhưng chắc ít ai biết chính từ quán cà phê đầu tiên này chúng tôi đã phát triển lên đến con số 500 quán cà phê tại Việt Nam như hiện nay và tiếp tục mở những quán cà phê Trung Nguyên khác tại nước ngoài.

Tặng cà phê cho Thủ tướng!

Khi còn đi vay cà phê để rang, chúng tôi đã dám bỏ tiền ra đăng ký tham gia một hội chợ ở Nha Trang. Bao nhiêu tiền lời chúng tôi làm ăn được đều dồn hết cho cú tiếp thị đầu đời này. Hễ có cơ hội là chúng tôi tìm cách giới thiệu cà phê của mình. Năm 1995, nghe tin Thủ tướng Võ Văn Kiệt về thăm và làm việc với tỉnh Đắc Lắc, tôi nghĩ ngay: phải giới thiệu cho được cà phê Trung Nguyên của mình với Thủ tướng.

Nhưng tiếp cận thủ tướng để tặng một bịch cà phê là điều không tưởng. Lần nào mon men tiếp cận cũng bị bật ra. Không bỏ cuộc, tôi chuyển sang… tặng những gói cà phê này cho các anh cảnh vệ, với lời nhắn là “quà của nhóm sinh viên Đại học Tây Nguyên kính tặng Thủ tướng”. Sau này có dịp ngồi tiếp chuyện bác Sáu Dân (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt), tôi nhắc lại kỷ niệm đó và hỏi là bác có nhận được quà không, ông chỉ cười...

Trung Nguyên còn có thể mở rộng diện ra hơn nữa nhưng lúc này chúng tôi sẽ tập trung vào việc kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặc dù nhượng quyền nhưng mục tiêu của Trung Nguyên vẫn là khẳng định tính đồng nhất: mỗi ly cà phê Trung Nguyên dù bạn thưởng thức tại Thành phố Hồ Chí Minh hay ở thị trấn sông nước Năm Căn hoặc trên phố núi Sa Pa đều có chất lượng, hương vị như nhau..."

(Tuấn Anh - Tổng hợp Gương Doanh Nhân Việt Nam - Trung Nguyen Coffee)

Một Tấm Gương Làm Giàu Ta Cần Phải Học



20 năm liền, Bầu Đức làm việc miệt mài, không có ngày nghỉ. Ông say mê kiếm tiền đến quên cả bản thân như để trả món nợ cuộc đời, trả nợ cho tuổi thơ nghèo khó làm thợ kéo cày tại quê nhà.Lâu nay bầu Đức không chỉ nổi tiếng với những thương vụ đình đám trong làng bóng đá như mua cầu thủ nổi tiếng Kiatisuk, sở hữu phi cơ... người ta còn biết đến ông với danh hiệu người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008. Thế nhưng có một bầu Đức khác mà ít ai biết, đó là cậu bé nghèo khổ của mấy chục năm trước, với những trải nghiệm đắng cay đã trở thành ký ức hằn sâu trong con người ông cho đến tận bây giờ.

Đức sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em. Mẹ tần tảo làm ruộng nuôi 9 anh em ăn học bằng bữa cơm độn sắn, độn khoai. Cậu bé Đoàn Nguyên Đức ngày ngày dắt trâu ra đồng, thả ước mơ vào bãi ngô xanh và cánh diều no gió. Lúc bấy giờ Đức chỉ có một tâm nguyện duy nhất là có tiền để học, học thật giỏi, đậu đại học và một cái nghề để thoát ra khỏi cuộc sống bần hàn. 10 năm dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất, cái nắng cái gió làm cháy tóc sạm da càng khiến cho Đoàn Nguyên Đức nuôi quyết tâm thoát nghèo.

Khát vọng của bầu Đức là có tên trong danh sách tỷ phú thế giới.

Lớp 12, năm 1982, cậu khăn gói quả mướp vào TP HCM thi đại học, mang theo khát vọng của cả gia đình và những tham vọng từ thuở ấu thơ. Thế nhưng, con đường học vấn không mở ra trước mắt. Năm ấy, Đức trượt đại học… Không nản lòng, cậu lại vùi đầu vào sách vở. Sáng dắt trâu ra đồng, chiều về tranh thủ học bài. Nhưng dù cố gắng đến mấy, Đức vẫn không thể vào được cổng trường đại học. Như một định mệnh, cả 4 lần đi thi Đức đều không đạt kết quả như ý muốn.

Những năm 80, học vấn được coi là thước đo giá trị con người. Nếu không vào đại học cũng đồng nghĩa ước mơ thoát nghèo của cậu bé Đoàn Nguyên Đức chấm dứt và sẽ phải chấp nhận chôn vùi tuổi trẻ tại quê nhà, với con trâu cái cày, nương rẫy và đại ngàn.

“Sau những cú sốc, đau và thừa nhận mình dốt, tôi đã ngửa mặt lên trời và tự nói với bản thân rằng ngã ở đâu tôi sẽ đứng lên ở đó", Đức nhớ lại. Khi ấy, ông nhớ đến hình ảnh của mẹ, người phụ nữ miền sơn cước tần tảo nuôi 9 anh em Đức ăn học. Và ông chợt nhận ra rằng có nhiều con đường để dẫn đến thành công. "Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”, bầu Đức nói.

Thế rồi, cậu thanh niên 22 tuổi khăn gói quả mướp nên đường mang theo nhiệt huyết của tuổi trẻ và khát vọng làm giàu. Không tiền, không học vấn, con đường đầy mịt mù mở ra trước mắt. Lúc bấy giờ, ông không biết sẽ bắt đầu từ đâu và bằng công việc gì. Ông chỉ nhớ rằng mình đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm và cố sáng tạo để tìm lối đi riêng. Và cũng chính vì không đạt được ước nguyện bằng con đường học vấn nên Đức chọn con đường khởi nghiệp riêng không qua trường học mà bằng trường đời.

Sau một thời gian làm thuê, Đức tích góp được một khoản tiền đủ để ông mở một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Ấy là vào năm 1990, ông tự tay cưa, bào đục đẽo để làm ra sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn cho học sinh. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành lên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm nay.

Bầu Đức thừa nhận có một nhân vật tỷ phú đã tác động khá mạnh tới tính cách, lối sống, và cách nghĩ suy của ông bây giờ. Đó chính là Bill Gates - tỷ phú người Mỹ khởi nghiệp bằng một chiếc máy tính nhỏ với con đường học vấn dở dang. Ông đã đọc say sưa cuốn sách viết về 100 tỷ phú thế giới, trong đó có nói về tỷ phú thế giới Bill Gates - người giàu thế giới suốt mấy năm liền. Ông có cảm giác như mình có duyên nợ và nét gì đó rất tương đồng với Bill Gates - tỷ phú thành công không bằng con đường học vấn. “Và tôi hiểu rằng trường đại học của tôi chính là đường đời. Đôi khi tôi tự hỏi, nếu không có tuổi thơ cơ cực, và thất bại trong con đường học vấn, chắc gì, tôi đã có ngày hôm nay”, ông Đức nói.

Miền quê Gia Lai của Bầu Đức giờ đã đổi thay nhiều. Đời sống người dân cũng đã nâng lên, căn nhà gỗ gắn bó với tuổi thơ của ông cũng đã được sửa sang, cơi nới. Và cậu thanh niên Đoàn Nguyên Đức từng suốt 10 năm dắt trâu ra đồng kéo cày đẽo đất khi xưa giờ đã là tỷ phú và là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt năm 2008. Thế nhưng bầu Đức vẫn kiên quyết giữ lại mảnh đất cũ - nơi ông đã từng nếm trải đắng cay, cơ cực. Ông tâm sự: “Ba mẹ tôi vẫn ở quê cách thành phố 20 km. Anh em chúng tôi lớn lên mỗi đứa lập nghiệp một nơi song vẫn quây quần bên ba mẹ những ngày lễ Tết. Quê nghèo nhắc cho tôi rằng phải phấn đấu không ngừng nghỉ. Tôi cảm ơn mảnh đất này”.

Vẫn là hình ảnh cây cau cây dừa, nhưng mỗi lần về thăm quê Bầu Đức lại thấy cảm giác khó tả và cay cay nơi sống mũi. Những kỷ niệm buồn vui xa xưa lại ùa về. “Lúc ấy, tôi lại thấy mình ngày xưa, đang dắt trâu ra đồng chuẩn bị cày trên thửa ruộng sắp vào mùa”, bầu Đức nói.

40 năm qua đi, giờ ông Đức đã có trong tay tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với giá trị ròng lên tới vài chục nghìn tỷ đồng, một câu lạc bộ bóng đá lừng danh với những chân sút nổi tiếng được mua về. Thế nhưng bầu Đức vẫn không cho phép mình được dừng lại. Ông vẫn làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ. Làm việc như thể để trả nợ cuộc đời và một điều lớn lao hơn - ông muốn thực hiện khát vọng của một doanh nhân Việt. Ông muốn làm điều mà nhiều doanh nhân thế giới đang làm.

Và khát vọng cuối cùng của bầu Đức là có tên trong danh sách tỷ phú thế giới chứ không còn đơn thuần là người giàu VN. “Tất nhiên, ước mơ chỉ là ước mơ, tôi tin rằng, tất cả những doanh nhân tâm huyết làm giàu đều mong muốn và phấn đấu vì điều này. Đây không còn là danh dự cá nhân mà còn là niềm tự hào dân tộc”, bầu Đức nói.

Ở cái tuổi ngoại tứ tuần, sự nghiệp đã đạt độ chín, tiền bạc cũng không còn là vấn đề bận tâm, bầu Đức đang dành nhiều thời gian hơn để thực hiện khát vọng của mình. Năm 2008, lần đầu tiên, cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai được niêm yết trên sàn chứng khoán. Với trên 55% số cổ phiếu sở hữu, bầu Đức trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2008 do VnExpress.net bình chọn.

Bất chấp khủng hoảng, suy thoái, dưới bàn tay chèo lái của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vẫn đạt kết quả khá ấn tượng với lợi nhuận 1.700 tỷ đồng năm 2009. Bầu Đức chia sẻ, năm 2008 khi nhìn thấy bức tranh ảm đạm và âm u của nền kinh tế, Hoàng Anh Gia Lai chỉ dám đặt ra mục tiêu lợi nhuận cho năm 2009 ở con số khiêm tốn 1.150 tỷ đồng. Thế nhưng khi lao vào cuộc chiến, ông nhận thấy có rất nhiều cơ hội và có nhiều ngách nhỏ để ông len vào và đạt thành công. “Kết quả thật ấn tượng, chúng tôi đã làm được và đạt tới con số 1.700 tỷ đồng lợi nhuận”, ông Đức chia sẻ.

Ông cho hay trong cuộc đời kinh doanh của mình chưa khi nào đối mặt với khó khăn như năm 2008 và 2009. Thị trường tiền tệ 2008 quá tồi tệ, năm 2009 chưa thoát khỏi khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình cảnh nhìn đâu cũng thấy khó. Bức tranh ảm đạm bao trùm kinh tế của cả thế giới. Bầu Đức rơi vào trạng thái bi quan thực sự, và có lúc ông tính chuyện buông xuôi. Ấy là vào tháng 7/2008, khi chứng kiến cảnh hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn của thế giới tuyên bố phá sản. Cứ mỗi sáng mở mắt, đã thấy có 2 doanh nghiệp của Mỹ tuyên bố phá sản hoặc có đơn xin bảo hộ, ông lại thấy hoang mang và cảm giác, khủng hoảng như đang đến sát mình.

Tại VN, doanh nghiệp cũng rơi vào cảnh điêu đứng hàng loạt. Thị trường chứng khoán tụt dốc, chỉ số VN-index dò dẫm tìm đáy, bất động sản đóng băng…, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh càng kinh doanh càng lỗ. Bầu Đức hiểu rằng, trong bối cảnh như vậy, người tài giỏi lắm cũng không tránh khỏi trạng thái hoang mang và ông đặt Hoàng Anh Gia Lai vào tình trạng khẩn cấp với nhiều kịch bản được đưa ra. Các kế hoạch kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận liên tục được điều chỉnh. Và nhờ những quyết sách đúng, kịp thời nên Hoàng Anh Gia Lai là một trong số những doanh nghiệp sớm thoát ra khỏi khủng hoảng và giữ vững được hoạt động kinh doanh của mình.

Trong kế hoạch kinh doanh năm 2010, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến đạt mức tổng lợi nhuận trước thuế từ 2.500 đến 3.000 tỷ đồng. Công ty đang đẩy nhanh triển khai nhiều dự án, chẳng hạn Dự án Khu chung cư An Tiến (Nhà Bè, TP HCM), Riverview, Phú Hoàng Anh, đường Nguyễn Hữu Thọ, TP HCM và nhiều dự án khác ở Đà Nẵng, Đăk Lăk và Gia Lai…

Những sự kiện đáng nhớ và gây sốc của bầu Đức:

1. Mua tiền đạo người Thái Kiatisuk

Năm 2002, Hoàng Anh Gia Lai quyết định đưa tiền đạo số một Đông Nam Á - Kiatisuk về Gia Lai với mức lương khiến giới chuyên môn, người hâm mộ sửng sốt. Thậm chí, đến cả CLB của Thái Lan cũng không tin nổi điều này. Khi bầu Đức sang Thái để đàm phán hợp đồng mua Kiatiasuk, CLB chủ quản của anh còn không thèm tiếp. Bầu Đức phải ở lại Bangkok ròng rã trong hai tháng để tìm mọi cách tiếp xúc và tiến tới ký kết hợp đồng. Bầu Đức nhớ lại chính chân sút người Thái cũng chất vấn rằng "lấy tiền đâu ra mà trả lương". Khi đó, ông chủ của Hoàng Anh Gia Lai lập tức điện về và ra lệnh chuyển số tiền tương đương hai năm lương vào tài khoản của Kiatisuk.

2. Hợp tác với Arsenal và khai trương Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG

Sự nổi tiếng của CLB nước Anh lan tỏa ở Việt Nam và khắp thế giới nhờ những trận đấu ở giải Ngoại hạng. Học viện bóng đá đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng trên phố núi với quy trình đầu tư bài bản cho các tài năng bóng đá trẻ. Những mầm non này sẽ tương lai của bóng đá Việt Nam. Hàng tuần, người yêu bóng đá cả nước được thấy dòng chữ Hoàng Anh Gia Lai Việt Nam chạy trên những banner quảng cáo khắp sân Emirates của Arsenal tại London (Anh).

3. Sở hữu máy bay riêng



Ngày 1/10/2008, chiếc Beechcraft King Air 350, trị giá 7,5 triệu USD chở bầu Đức lần đầu tiên cất cánh trên bầu trời theo đường bay từ Tân Sơn Nhất tới Gia Lai và quay trở lại. Phí hoạt động của chiếc máy bay cá nhân đầu tiên ở Việt Nam có thể lên tới hàng chục nghìn USD mỗi tháng với phí thuê người lái, xăng dầu, phụ phí sân bãi và bảo dưỡng. Chi phí mua máy bay đều do tự bầu Đức chi trả nhưng để phục vụ công việc cá nhân và cả công ty. Tháng 12/2008, Bầu Đức từng dùng Beechcraft King Air 350 để tới Phuket (Thái Lan) xem một trận đấu của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2008.

4. Lên sàn và trở thành người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán

Tháng 12/2008, 190 triệu cổ phiếu (tương đương 1.900 tỷ đồng) của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai niêm yết trên sàn TP HCM. Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức nắm giữ 55% cổ phần, tương đương khoảng 104 triệu cổ phiếu.

Với 55% cổ phần trong tập đoàn, ông Đức đã dẫn đầu danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2008 với 6.160 tỷ đồng cổ phiếu HAG. Ngoài ra, tổng tài sản mà Bầu Đức đang có vào khoảng 11.000 tỷ đồng, chưa bao gồm cổ phiếu. Tài sản của Hoàng Anh Gia Lai bao gồm các lĩnh vực như cao su, thủy điện, khai thác mỏ, sản xuất, kinh doanh khách sạn...

Perseverance and Patience Pay Off – Holly Chen


Holly Chen, Crown Ambassador, While Holly Chen and Barry Chi’s accomplishments are legendary within the Amway family, Holly’s journey from rags to riches provides inspiration to women around the world. Adored by everyone who knows her for animated and impassioned storytelling, Holly is both humble and concise when she recites her personal story: “I was born into poverty and grew up a poor daughter. I used to be the poor mother of three poor kids. Now because of our AMWAY™ business, I’m very happy to be a rich mother and grandmother, too!”

Holly started her life in a desperate situation and has persevered through incredible obstacles over manyyears before starting an AMWAY business. Holly never let her current situation control her dreams. Because of the suffering early in her life, she says, “I know how precious even the smallest ‘things’ are and how to care for people.” Holly focuses on how she can give to others and it shows in the love she gets in return from those that know her.

With their Amway business being the first on record to reach 70 FAA points, Holly and Barry were honored for that accomplishment by Amway and various affiliates in 2010. Holly will be the first to admit that success takes time. Just as Rome wasn’t built in a day, she says everyone needs to invest time, as well as persistence, hard work and effort, enthusiasm, patience, and self reflection to help pave the path to success.

“Really successful people look for success among the problems. Those who are destined for success are always looking for the positive. I still look for the positive side. I tell young people today, ‘You are so fortunate. Don’t focus on your problems and talk about your issues.’ Their problems cannot compare to those I’ve suffered. I’ve paved the way for them to be successful. “I never forget the past, the hardships I’ve encountered, and the excitement of the early days being an IBO.” Holly admits that every day she is improving. Every day she gives herself applause because she has become braver, stronger, and bolder.

“Every day I ask myself how I can help others be as happy as I am.” The more success Holly and Barry share, the more people she realizes there are to help. She wants everyone to grow beyond their expectations and be happy with who they are. Holly shares, “When I feel so good about helping others … I help myself!”

 




The Founder Dream Team





FAA 70 Award - Holly Chen & Barry Chi




FAA 60 - Han Shi Rong




Founder Crown Ambassador - Lee Kim Soon & Linda




Lời Vàng Ý Ngọc Của Cô Trần Uyển Phấn & Thầy Kế Long Sinh



I - Chương Thành Công

1. Thành công là một dạng quan niệm, thành công là một dạng tư tưởng, thành công là một dạng tâm trạng, thành công là một dạng thói quen.

2. Sự khác biệt giữa thành công và thất bại là ở cách suy nghĩ.

3. Thành công nhỏ dựa vào bản thân; thành công lớn dựa vào đoàn thể.

4. Thành công không phải là thách thức; thành công là phải thay đổi.

5. Thành công là không bao giờ nói từ bỏ; từ bỏ sẽ không bao giờ thành công.

6. Thành công chỉ có một lý do là “Tôi muốn thành công”; thất bại thì sẽ có hàng ngàn lý do.

7. Thái độ quyết định sự thành công; không phải sau khi thành công mới thay đổi thái độ.

8. Thành công sẽ thuộc về những ai có sự chuẩn bị sẵn sàng.

9. Đằng sau hai chữ thành công là hai chữ thất bại.

10. Muốn thành công thì phải trùng khớp về tư tưởng, bước đi và thời gian với người thành công.

11. Trước khi xây dựng một sự nghiệp thành công; phải xây dựng một tập thể thành công trước.

12. Thành công có ngụ ý rằng chúng ta có quyền lựa chọn trong cuộc sống.

13. Nếu chúng ta không quan tâm đến sự thành công thì thành công cũng sẽ không quan tâm đến ta.

14. Hãy lấy kinh nghiệm của sự thành công để giải quyết vấn đề, không nên giải quyết vấn đề theo suy nghĩ riêng của bản thân mình.

15. Thành công là hai luồng sức mạnh: Một luồng là ủng hộ chúng ta, một luồng là phản đối chúng ta.

16. Thành công không có nghĩa là ta được những gì, mà có nghĩa là ta bỏ bớt được những gì có thừa trong ta.

17. Người thành công biết trân trọng, người thất bại chỉ biết oán trách.

18. Chân lý của sự thành công là phải tiến theo tuần tự.

19. Bốn bước thành công:
     A. Dự kiến sự thành công.
     B. Tin tưởng thành công.
     C. Học tập thành công.
     D. Kiên trì thành công.

20. Một người thành công là phải biết từ bỏ và chọn lựa.

21. Người thành công biết đẩy lùi khó khăn; người thất bại bị khó khăn đẩy lùi.

22. Khi chưa thành công hãy làm những gì cần làm; sau khi thành công rồi hãy làm những gì muốn làm.

23. Thành công đôi khi là do sự ép buột mà ra.

24. Hằng đẳng thức của thành công là:
(mục tiêu + kế hoạch) x hành động = tỷ lệ thành công ( %).

25. Người thành công thấy được trong 99% khó khăn có 1 tia hy vọng.

26. Thành công rồi bản thân cười suốt đời; không thành công bị người khác cười cả đời.

27. Người thành công ghi nhớ kinh nghiệm, quên đi đau khổ vì thế mà dũng cảm tiến lên. Người thất bại ghi nhớ đau khổ mà quên đi kinh nghiệm vì thế bị bó chân chùn bước.

28. Muốn thành công phải thực hiện 3 bước sau:
     A. Học hỏi từ người thành công.
     B. Nói những gì người thành công nói.
     C. Tiếp thu sự góp ý của người thành công.

29. Thành công là một quyển kinh, ai ngộ ra trước là sở hữu trước.

30. Tốc độ thay đổi bản thân của ta sẽ tỷ lệ thuận với sự thành công của ta.

31. Thành công phụ thuộc vào niềm tin.

32. Trước khi đem sự thành công cho người khác, hãy đem niềm vui cho họ trước.

33. Một người có quyết tâm chưa chắc sẽ thành công, nhưng biết kiên trì quyết tâm thì sẽ thành công.

34. Tự tin và dũng khí là hai thứ vũ khí cho sự thành công.

35. Chúng ta không phải học cho bản thân, mà là học cho hàng ngàn hàng vạn người. Chúng ta không phải thành công cho bản thân, mà là thành công cho hàng ngàn hàng vạn người khác.

36. Liên tục những thành công nhỏ sẽ tích lũy ra thành công lớn.

37. Phương thức tư duy của người thành công: Luôn thích nhìn xa trông rộng.

38. Trưởng thành trong nghịch cảnh; thành công trong khó khăn.

39. Nói chuyện vô tích sự sẽ trở thành người vô tích sự; nói chuyện về sự thành công sẽ trở thành người thành công.

40. Người không thành công thấy được sự nguy hiểm ở phía trước cơ hội; người thành công thấy được sự nguy hiểm ở phía sau cơ hội.

41. Thành công thuộc về những người có bước chân không mệt mỏi, những người kiên trì. Thành công càng thuộc về những người có bước chân như bay, những người tích cực.

42. Người thất bại chậm chạp do dự sẽ không có gì cả; người thành công phấn đấu hết mình sẽ có được mọi thứ.

43. Thành công phải trải qua ba loại nước; Nước lạnh, mồ hôi, nước mắt.

44. Thành công là ba trắc nghiệm:
     A. Trắc nghiệm về lòng yêu thương.
     B. Trắc nghiệm về lòng nhẫn nại.
     C. Trắc nghiệm về nghị lực.

45. Ba nguyên nhân lớn dẫn đến thất bại:
     A. Oán trách người lãnh đạo.
     B. Làm mà không học.
     C. Tự cho là đúng-không tôn trọng kinh nghiệm của người thành công.

46. Thành công không bao giờ thuận theo tự nhiên mà có; thành công toàn là bị ép mà ra.

47. Chim không cánh không thể bay. Người không chí không thành công.

48. Người không thành công chỉ vì hai chữ: Sợ hãi.

49. Người muốn học hỏi từ người khác là người muốn thành công.

50. Bí quyết của thành công là: Trân trọng, nắm bắt, biết ơn.

51. Thành công là gì? Làm tốt mọi việc nhỏ là thành công.

52. Ở nhà suy nghĩ, thành công khó; ra ngoài làm, thành công dễ.

53. Vòng tuần hoàn của thành công: Mục tiêu rõ ràng- Kế hoạch cụ thể- Hành động tích cực- Khi gặp vấn đề- Tiếp cận người thành công- Kiên trì.

54. Thành công cần sự khích lệ của quân tử, cũng cần sự kích thích của tiểu nhân.

55. Sở hữu nguồn tài nguyên không thể thành công. Trân trọng nguồn tài nguyên mới thành công.

56. Người thành công nói: “Cái này tuy có khó, nhưng rất có khả năng”. Người thất bại nói: “Cái này tuy có khả năng, nhưng rất khó”.

57. Tốc độ của thành công = Đức độ của bạn + Tu luyện + Chững chạc.

58. Thất bại là mẹ thành công; kiểm điểm là cha thành công.

59. Người Lãnh đạo thành công không phải là nhiệt kế, mà là máy điều hòa tự động toàn phần.

60. Trên con đường thành công; khổ đau và hạnh phúc là một cặp anh em sinh đôi. Khi đau khổ xuất hiện, xin bạn hãy tin rằng hạnh phúc cũng theo sau mà đến.

61. Thành công hay không thành công chỉ khác nhau ở một từ là: Chủ động hoặc bị động.

62. Tôi là độc nhất vô nhị trên thế gian này, vì thế tôi nhất định phải thành công.

63. Người thành công luôn luôn có kế hoạch; người thất bại luôn luôn có lý do.

64. Người thành công sẽ nói: “Tôi giúp bạn làm chút việc gì đó”. Còn người thất bại thì nói: “Đó không phải là việc của tôi!”

65. 3 điều kiện để thành công:
     A. Cơ hội.
     B. Bản thân khao khát thay đổi và nỗ lực hết mình.
     C. Quý nhân tương trợ.

66. Các bước của thành công: Học, làm, dạy.

67. Người bận rộn chưa chắc thành công; người thành công chưa chắc bận rộn.

II - Chương Niềm Tin

68. Điều mà niềm tin thấy được là ánh sáng, điều mà hoài nghi thấy được là bóng tối.Điều mà niềm tin thấy được là con đường, điều mà hoài nghi thấy được là khó khăn.

69. Biết thì không có sức mạnh, tin tưởng mới có sức mạnh.

70. Người dễ có niềm tin sẽ dễ thành công hơn người khó có niềm.

71. Niềm tin là sự khởi đầu của thành công; kiên trì là điểm kết của thành công.

72. Điều đáng buồn nhất trên đời là có mắt mà không biết nhìn, có tai mà không biết nghe.

73. Chỉ cần bạn có niềm tin, kỳ tích nhất định sẽ xuất hiện.

74. Hoài nghi đương nhiên có thể, nhưng tìm câu trả lời còn quan trọng hơn.

75. Bạn nhất định phải có niềm tin rằng bạn là người có một không hai trên đời này, bạn nhất định sẽ thành công.

76. Người khác có thể thành công, tại sao tôi không thể thành công?

77. Công ty tốt + sản phẩm tốt + chế độ tốt + văn hóa tốt + tập thể tốt + thầy cô tốt + LÒNG TIN + cần mẫn nỗ lực + kiên trì = Bạn nhất định sẽ thành công!

78. Một người mà biết chắc rằng bản thân là đúng, sẽ không màng đến việc người khác phản đối hay đồng ý.

79. Thay vì phải hoài nghi một thời gian dài, sao không làm rõ trong thời gian ngắn.

80. Nếu bạn không thể, bạn nhất định phải muốn. Nếu bạn muốn, bạn nhất định có thể.

81. Hoài nghi có thể giải quyết bằng sự tìm hiểu.

82. Nếu xác định con đường của bản thân là đúng, hãy chạy theo con đường của mình.

83. Không phải vì Amway khó làm khiến cho ta mất lòng tin, mà là vì ta thiếu lòng tin nên Amway mới khó thành công.

84. Sự tự tin mạnh bao nhiêu thì khả năng mạnh bấy nhiêu.

85. Chúng ta làm Amway, không phải để người khác tán thưởng, hô hào, mà là bản thân tự cổ vũ. Đây mới là lòng tự tin không thể thiếu.

86. Mất đi niềm tin sẽ trở thành kẻ nhu nhược.

87. Tin vào công ty, Tin vào sản phẩm, Tin vào chế độ, Tin vào tập thể, Tin vào người lãnh đạo, Tin vào bản thân.

88. Chướng ngại vật thứ nhất cản trở sự thành công của chúng ta cũng là chướng ngại vật lớn nhất đó lả sự không tin tưởng.

89. Dũng khí và niềm tin là hai loại vũ khí trong cuộc đời chúng ta. Luôn sử dụng dũng khí thì sẽ có niềm tin.

90. Hoài nghi là sự bắt đầu của đau khổ. Chân thành là sự bắt đầu của hạnh phúc.

III - Chương Quan Niệm

91. Tỷ phú không thể mua được một quan niệm tốt. Có được một quan niệm tốt có thể trở thành tỷ phú.

92. Một tin nhắn từ bên đây trái đất chuyển đến bên kia trái đất chỉ mất 0.05 giây. Nhưng một quan niệm từ não bên ngoài vào đến não bên trong đôi khi phải mất 1 năm, 3 năm thậm chí đến 15 năm.

93. Muốn thay đổi vận mệnh trước hết phải thay đổi quan niệm.

94. Sự khác biệt thành bại trong cuộc đời chỉ ở một quan niệm.

95. Sự chênh lệch giữa giàu và nghèo chỉ khác nhau ở quan niệm.

96. Những ai tính toán cái trước mắt sẽ mất đi tương lai.

97. Quan niệm cũ hay mới có nghĩa là ta có chấp nhận những sự vật mới hay không.

98. Quan niệm của một người rất khó thay đổi. Muốn thay đổi quan niệm cần phải có môi trường ảnh hưởng.

99. Chúng ta không phải không có cơ hội tốt, mà chúng ta không có quan niệm tốt.

100. Cuộc đời một người muốn có hạnh phúc, phải có khả năng dự biết được tương lai.

101. Đời người đau khổ nhất là:
     A. Không học thầy tốt.
     B. Không chơi bạn tốt.
     C. Không nắm bắt cơ hội tốt.

102. Mắt thấy tai nghe thay đổi cuộc đời; vô tri vô giác hư mất cuộc đời.

103. Hai túi trống rỗng không thể ngăn cản tương lai của bạn. Đầu óc trống rỗng sẽ khiến bạn nghèo nàn vĩnh viễn.

104. Não bộ chúng ta có thể lão hóa nhưng quan niệm chúng ta không thể bị lạc hậu.

105. Nổ lực nhất định có kết quả, nhưng không nhất định là kết quả tốt.

106. Một người mà không thể quên đi sự vô tri của quá khứ, sẽ không thể bước vào cung điện của sự khôn ngoan.

107. Người không lo xa cũng phải toan gần.

108. Có cách suy nghỉ thế nào thì có tương lai thế đó; có cách suy nghỉ thế nào thì có cuộc sống thế đó.

109. Con người luôn luôn đem cái đã biết để phán đoán những sự vật chưa biết. Con người luôn luôn đem sự suy luận sai lầm làm kết luận đúng đắn.